RẦY XANH GÂY HẠI SẦU RIÊNG

RẦY XANH GÂY HẠI SẦU RIÊNG

Rầy xanh hiện nay đang là vẫn đề nan giải nhất , gây hại nhiều nhất cho cây trồng sầu riêng của bà con nông dân ở tất cả các vùng như Miền Đông, Miền Tây hay Tây nguyên. Sau đây Công ty CP Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Hoa Lư  xin chia sẻ đến bà con nông dân đặc tính, thời điểm, sự gây hại và cách phòng trừ rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng.

Đặc điểm:

  • Trưởng thành (2 - 21 ngày): Thân dài từ 2,5 - 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.
  • Trứng (5 - 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. Vòng đời của trứng từ 5 - 8 ngày
  • Rầy non (9 - 11 ngày (mùa Xuân); 7 - 8 ngày (mùa Hè); 14 - 16 ngày (mùa Đông)): Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2mm.

Vòng đời rầy xanh (14 - 21 ngày) Empoasca sp và Rầy xanh Empoasca sp ấu trùng và trưởng thành.

 

 

 

 H1. vòng đời của rầy xanh

 

Thời điểm xuất hiện

 Xuất hiện thường xuyên trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn(lá non, lá lụa, lá già) nhưng phát triển mạnh khi cây bắt đầu nhú đọt mới(như mũi giáo )

H2. Rầy xanh bắt đầu tấn công giai đoạn nhú đọt    

Đặc điểm gây hại

chích hút lá non và đọt non

.Nhẹ:  thì làm lá nhỏ, kém phát triển, để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển

H3. Rầy xanh tấn công và gây hại trên lá sầu riêng

.Nặng:  thì làm cho mép lá bị cháy xoăn lại, từ từ khô và rụng, gọi là hiện tượng"cháy rầy". Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm bệnh gây ra

 

H4. Rầy xanh gây hại nặng trên lá sầu riêng                                             

Cách Phòng Trị

Thời điểm: Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã thành thục thì rầy không ăn nữa=> Phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo cho đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và thành thục

Cách phun

Phun rầy cách nhau từ 5-7 ngày/ lần mỗi khi cây ra đọt non, thường xuyên thay đổi các gốc thuốc khác nhau để tránh tình trạng rầy kháng thuốc

Phun ướt đẫm mặt dưới lá và trên ngọn (phải phun ướt đều hết lá trên cây)

Sử dụng thuốc HL - Sâu rầy sinh học kết hợp với các loại thuốc hóa học có hoạt chất như (Imidaclorid, thiamethoxam, Buprofenzin, Acetamirid, Catap, Acephate...) để phòng trừ rầy xanh hiệu quả

                   

Lưu ý: Mỗi lần xịt rầy bà con nên kết hợp thêm những dòng phân bón lá, combi để bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá cũng như làm cho lá dày và xanh sẽ hạn chế được sự tấn công của rầy cũng như côn trùng chích hút.

Chúc bà con một mùa vụ bội thu.

Liên hệ kỹ thuật: 0971.27.28.29 hoặc 0828.783.783


 

Tin liên quan