TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT SẦU RIÊNG TẠI TRUNG QUỐC
Trong bối cảnh nhu cầu têi thị trường nội địa gia tăng cao và chi phí nhập khẩu lên đến hàng tỷ USD, Trung Quốc đang tích cực thữ nghiệm và phát triển sản xuất sầu riêng nội địa. Tuy nhiên, những bước tiến này vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu và đối mặt nhiều thách thức về điều kiện tự nhiên, giống cây và công nghệ canh tác.
1. Mục tiêu và động lực phát triển sầu riêng nội địa
Trung Quốc nhận thấy nhu cầu tiêu dùng sầu riêng tăng nhanh chóng trong nhân dân, nhất là tại các đô thị lớn. Nhập khẩu sầu riêng đạt hơn 1,4 triệu tấn năm 2023, tương đương 6,7 tỷ USD. Việc đẩy mạnh sản xuất nội địa được xem như chiến lược để đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế ủy rủ và tối ưu chi phí.
2. Tình hình trồng sầu riêng tại các địa phương
a. Đảo Hải Nam
- Là địa phương trồng sầu riêng quy mô lớn nhất Trung Quốc.
- Tính đến tháng 4/2024: hơn 2.666 ha trồng sầu riêng.
- Diện tích đã cho thu hoạch: 266 ha, sản lượng ước tính: 250 tấn.
- Giống trồng: Kim Trân, Mao Sơn Vương, Gan Yao, Hắc Thử.
b. Vân Nam (khu Tây Song Bản Nạp)
- Thử nghiệm giống Kim Trân, cây 5 năm tuổi đã ra hoa, cho quả.
- Độ ngọt đạt hơn 34 độ Brix, cho thấy tiềm năng chất lượng.
c. Quảng Đông, Quảng Tây, Đài Loan
- Đang trồng thử nghiệm quy mô nhỏ.
- Cây sinh trưởng tạm được, nhưng chưa đạt hiệu quả kinh tế.
3. Tình hình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật
Trung Quốc đang đầu tư nghiên cứu sâu vào nhiều mãng:
- Di truyền học: phân tích gen, lai tạo giống chỈu khí hậu.
- Kỹ thuật canh tác: mật độ trồng, tưới, dinh dưỡng, xử lý ra hoa.
- Sau thu hoạch: phương pháp bảo quản, logistic.
Khó khăn:
- Thiếu nền tảng nghiên cứu về gen, công nghệ lai tạo.
- Chưa có quy trình canh tác chuẩn quốc gia.
- Giống cây chất lượng không đồng nhất, thiếu kiểm định.
4. Triển vọng đánh giá
Lợi thế |
Hạn chế |
Khí hậu phía Nam đặc thùng cho cây nhiệt đối |
Sản lượng thấp, quy mô nhỏ |
Đối tượng người tiêu dùng sẵn sàng chi tiều cao |
Kỹ thuật còn yếu, rủi ro cao |
Chính sách khuyến nông, hỗ trợ doanh nghiệp |
Chưa thay thế được nhập khẩu trong ngắn hạn |
Kết luận
Trung Quốc đang có những bước tiến ban đầu trong sản xuất sầu riêng nội địa, đặc biệt tại Hải Nam và Vân Nam. Tuy nhiên, những thách thức về khoa học, giống cây, quản lý và thị trường khiến Trung Quốc vẫn có khả năng cao tiếp tục lệ thuộc nhập khẩu sầu riêng trong 5-10 năm tới.
Sự thành công hay thất bại trong chiến lược "nội địa hóa" sầu riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Trung Quốc đầu tư nghiên cứu bài bản và xây dựng hệ thống giống cây, quy trình kỹ thuật đồng bộ.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với nhu cầu ngày càng tăng cao. Năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 1,4259 triệu tấn sầu riêng tươi, trị giá 6,715 tỷ USD, tăng lần lượt 72,87% và 65,56% so với năm trước, chiếm 35,68% tổng giá trị nhập khẩu trái cây của quốc gia này.