Thị Trường Sầu Riêng Xuất Khẩu Đang Gặp Khủng Hoảng Nghiêm Trọng
Trong những năm gần đây, giá sầu riêng cao đã thu hút nhiều nông dân đổ xô trồng loài cây này. Tuy nhiên, việc phát triển ào ạt, thiếu định hướng và quản lý hợp lý đang dần đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong chuỗi giá trị của ngành sầu riêng Việt Nam: Thời gian gần đây, ngành xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang phải đối mặt với khủng hoảng chưa từng có, gây ảnh hưởng nặng nề đến nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu và toàn bộ chuỗi cung ứng. Tại các cửa khẩu biên giới, hàng trăm container sầu riêng đang bị ùn tắc nghiêm trọng, không thể thông quan do các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ phía Trung Quốc.
Nguyên Nhân Gây Ra Khủng Hoảng:
1. Nông dân thiếu định hướng trong sản xuất
Việc trồng sầu riêng ào ạt, thiếu quy hoạch đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng:
Suy thoái đất canh tác: Việc sử dụng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã khiến đất bị ô nhiễm, tái sinh kém.
Chất lượng sản phẩm suy giảm: Nhiều nông dân đã bỏ qua quy trình kiểm soát chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, khiến sản phẩm dễ bị dư lượng thuốc BVTV và kim loại nặng.
Thiếu hỗ trợ kỹ thuật: Nhiều hộ nông dân không có được đơn vị tư vấn, hướng dẫn về các kỹ thuật canh tác bên vững.
2. Doanh nghiệp xuất khẩu và nhược điểm trong chuỗi cung ứng
Tâm lý “ăn xổi”: Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tập trung vào số lượng thay vì chât lượng, đóng gói kém chất lượng đã làm xôi mòn thương hiệu sầu riêng Việt Nam.
Sử dụng chất cấm: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp đã vi phạm quy định quốc tế bằng cách sử dụng chất cấm trong quá trình xử lý và bảo quản.
Thiếu đồng bộ trong chuỗi giá trị: Quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân chưa chặt chẽ, khiến việc đảm bảo chất lượng bị gián đoạn.
3. Vai trò cơ quan quản lý và hạn chế trong chính sách
Chưa quản lý gắt gao: Hiện nay, nhiều quy định về chất lượng sản phẩm và sử dụng hóa chất trong sản xuất còn thiếu nghiêm ngặt.
Thiếu luật lệ chặt chẽ: Chính sách hỗ trợ và quản lý sản xuất sầu riêng còn phân tán, thiếu tổng thể.
Thiếu chính sách hỗ trợ nông dân: Nông dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ thuật để đạt năng suất và chất lượng cao.
Những vấn đề trên sẽ bùng phát và xảy ra khủng hoảng khi:
1. Kiểm Soát Gắt Gao Từ Phía Trung Quốc
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam, đã siết chặt các quy định kiểm tra chất lượng. Các lô hàng bị kiểm tra kỹ lưỡng về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cadmium, vàng O và các hóa chất khác. Đặc biệt, quy định này được áp dụng gắt gao hơn kể từ đầu năm 2025, khiến nhiều lô hàng không đạt yêu cầu và bị trả lại.
2. Thiếu Giấy Phép và Hồ Sơ Chứng Nhận
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và chủ hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các giấy phép và hồ sơ cần thiết, bao gồm chứng nhận kiểm dịch thực vật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Điều này khiến hàng hóa bị ùn tắc, không thể thông quan, gây tổn thất lớn.
3. Thị Trường Nội Địa Ảm Đạm
Do không thể xuất khẩu, một lượng lớn sầu riêng bị trả về và đổ vào thị trường nội địa, chủ hàng phải bán đổ, bán tháo để thu hồi một phần vốn đầu tư, nhưng vẫn không đủ bù lỗ.
Các kho thu mua tạm ngưng hoạt động, khiến giá sầu riêng giảm sâu, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Tác Động Đến Nông Dân và Doanh Nghiệp
1. Nông Dân Chịu Lỗ Nặng Nề
Giá sầu riêng tại vườn đã giảm không phanh, chỉ bằng 1/4 so với giá cùng kỳ năm trước.
2. Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Khốn Đốn
Các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ nặng do chi phí lưu kho, vận chuyển, và trả lại hàng hóa. Một số doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng xoay xở đã tạm ngừng hoạt động.
3. Chuỗi Cung Ứng Bị Đứt Gãy
Các đơn vị vận tải, kho bãi, và dịch vụ hỗ trợ cũng bị ảnh hưởng khi hoạt động xuất khẩu đình trệ. Nhiều công nhân tại các kho lạnh đã bị cắt giảm giờ làm hoặc tạm thời thất nghiệp.
Giải Pháp Cấp Bách
1. Tăng Cường Hỗ Trợ Nông Dân
Các cơ quan chức năng cần triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân, bao gồm việc mua tạm trữ sản phẩm, giảm lãi suất vay ngân hàng, và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Xây dựng chuỗi giá trị bên vững: Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu, nông dân và cơ quan quản lý.
Quy hoạch vùng trồng: Tắc động cơ quan chức năng thiết lập quy hoạch cây trông bên vững.
Giáo dục và tư vấn nông nghiệp: Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Quản lý chặt chẽ: Đầu tư vào việc xây dựng hệ thống giám sát và xử phạt nghiêm minh vi
2. Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm
Nông dân và doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào việc tuân thủ các quy trình sản xuất sạch, giảm sử dụng hóa chất cấm và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP hoặc GlobalGAP.
3. Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu
ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác như châu Âu, Mỹ, và các nước trong khu vực ASEAN.
4. Tăng Cường Đàm Phán Song Phương
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tích cực đàm phán với phía Trung Quốc để tháo gỡ các nút thắt trong thông quan và tìm giải pháp cân bằng các yêu cầu kiểm soát chất lượng.
Ngành sầu riêng Việt Nam giống như một viên ngọc thô, có tiềm năng lớn nhưng chưa được gọt giũa để phát huy hết vẻ đẹp. Sự hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân sẽ là chìa khóa giúp chuỗi giá trị này trở thành một biểu tượng quốc gia. Tương lai, ngành sầu riêng có thể trở thành một trụ cột kinh tế đối với nông nghiệp Việt Nam.
Chúng ta cần nhận thức rằng: “Mỗi hạt mầm gieo trên đất, không chỉ là cây trái, mà là ước vọng cho tương lai.” Bằng sự quản lý đồng bộ, tư duy phát triển bên vững và sự quyết tâm, ngành sầu riêng chắc chắn sẽ trở thành điểm sáng của nông nghiệp quốc gia.
Khủng hoảng trong xuất khẩu sầu riêng hiện tại là một bài học đắt giá cho cả ngành nông nghiệp. Để vượt qua khó khăn này, cần có sự chung tay từ nông dân, doanh nghiệp, các cơ quan chuyên trách và cả chính phủ. Sự thay đổi trong cách làm, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường là những yếu tố then chốt để ngành sầu riêng Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.